
Gamification Marketing: “Bệ phóng” cho sự tăng trưởng khách hàng và lợi nhuận
views
Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn lớn như Coca-Cola, McDonald’s, and Nike thường cài cắm gamification vào các chiến dịch marketing và đã thu về ROI đáng kể.
Gamification không chỉ tối ưu mức độ tương tác của người dùng, mà còn thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và thu về nguồn dữ liệu khổng lồ cho cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, cùng Top Group “bóc tách” lợi ích của gamification và cách thức triển khai 1 chiến dịch gamification marketing hiệu quả.
1. Gamification - “Tuyệt chiêu” giúp giữ chân người dùng của nhiều “ông lớn”.
Hiểu đơn giản gamification là việc ứng dụng các yếu tố giống như trò chơi (ví dụ như điểm thưởng, bảng xếp hạng, danh hiệu,...) vào các bối cảnh không phải trò chơi thật.
Đây là cách thức tuyệt vời để người dùng tương tác nhiều hơn với các nội dung của thương hiệu theo cách thú vị và bổ ích hơn. Nếu trò chơi càng hấp dẫn, thì khả năng giữ chân người dùng càng cao, làm “đòn bẩy” để tăng động lực mua hàng của người tiêu dùng.
Các case studies bên dưới sử dụng gamification để hỗ trợ nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy sự tham gia và lòng trung thành của khách hàng, tăng doanh số bán hàng và mọi quy trình khác trong hành trình mua sắm của khách hàng.
Customer Journey - chìa khóa trong quá trình xây dựng website
Coca - Cola tận dụng gamification như thế nào?
Chiến dịch "Chok! Chok! Chok!" của Coca Cola tại thị trường Hong Kong đã được đánh giá cao là một trong những chiến dịch gamifiction thành công nhất.
Những người tham gia được cung cấp một ứng dụng miễn phí gọi là Chok. Một chương trình truyền hình chạy vào 10 giờ tối yêu cầu người tham gia chạy ứng dụng đó và lắc điện thoại để giành được những khuyến mại giảm giá từ Coca và giải thưởng khác từ các đối tác như McDonald.
Chiến dịch này đã thu hút tới 9 triệu lượt xem, vượt xa dân số của Hong Kong lúc bấy giờ.
Starbuck
My Reward của Starbucks là ví dụ tiêu biểu về việc tích hợp gamification vào chương trình khách hàng thân thiết.
Người chơi đăng ký My Reward thông qua một ứng dụng. Mỗi khi họ mua một sản phẩm của Starbucks, họ tích lũy các ngôi sao (có hình dạng như những chiếc cốc được đổ đầy đồ họa).
Chiến dịch thu về kết quả ấn tượng khi mang về cho “nàng mỹ nhân ngư” khoảng 4,5 triệu người dùng trong năm 2012, đóng góp 40-50% tổng 40-50% tổng doanh thu và là một trong những chương trình khách hàng thân thiết hàng đầu trên thế giới.
VIB
VIB đã tận dụng gamification để phục vụ khách hàng nhờ qua hệ sinh thái VIBE CITY - một thành phố tương lai độc đáo dành riêng cho chủ thẻ tín dụng VIB.
Thành phố VIBE CITY của VIB mang đến những khu vực hấp dẫn như Happy Zone với trò chơi "Đua thử - Trúng thật", Fantastic Zone với "vòng quay may mắn", và cộng đồng Friend Zone để trao đổi các mảnh ghép đạt được.
Khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm các instant gift (e-voucher di chuyển, ăn uống, mua sắm, giải trí) và vé tham dự vòng quay may mắn trong Happy Zone. Tại Fantastic Zone, họ có cơ hội trúng các giải thưởng giá trị như máy massage, đồ điện gia dụng và e-voucher du lịch. Friend Zone là nơi người chơi có thể trao đổi các mảnh ghép với nhau trong cộng đồng.
Thông qua các điểm chạm trên trang web, người tham gia có thể vừa giải trí vừa nhận được các phần thưởng giá trị. Với VIBE CITY, VIB đã tạo ra một không gian giải trí độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng của họ.
Khi ngân hàng bất ngờ "góp vui" vào xu hướng Gamification
Domino Pizza
Domino's Pizza năm 2012 ra mắt trò chơi mini "Pizza Hero" cho phép nguồi dùng tạo ra chiếc pizza theo ý muốn và đặt hàng tại cửa hàng gần nhất. Trò chơi này giúp tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên 30%, đạt 1 tỷ USD tại thị trường Mỹ. Được ưa chuộng trên iTunes và Google Play với hơn 140,000 lượt tải về trong hai tuần đầu.
2. Gamification - “bệ phóng” của sự tăng trưởng khách hàng và lợi nhuận
Gamification thúc đẩy sự tham gia của người dùng
Hầu hết chúng ta đều có hứng thú với trò chơi và sẵn sàng dành trí não và thời gian vào một ván game khi nó thật sự hấp dẫn.
Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của gamification trong marketing: lấy được sự chú ý (attention) của người dùng bằng cách để họ tương tác trò chơi càng lâu càng tốt.
Khi đó, thông điệp lời kêu gọi hành động được truyền đi một cách tự nhiên, sinh động, không gượng ép.
Theo Snipp, gamification giúp tăng thúc đẩy sự tham gia của người dùng với thương hiệu lên đến 47%. Riêng với social media, gamification còn thúc đẩy đến 68% khả năng tương tác của người dùng với nội dung của thương hiệu. Đây là tỷ lệ lớn đủ để tăng cường ROI trong bất kỳ trường hợp nào có thể áp dụng.
Tăng Cường Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Báo cáo thị trường toàn cầu về Gamificatiion trong 2023 đã chỉ ra tỷ lệ chuyển đổi bán hàng tăng đến 25.3% với các doanh nghiệp áp dụng gamification trong kinh doanh.
Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy, nhưng bằng việc sử dụng gamification marketing thì điều này có khả năng xảy ra lớn hơn.
Tăng Sự Trung Thành Đối Với Thương Hiệu
Chi phí bỏ ra để kiếm một khách hàng mới là tốn gấp 5 lần so với chi phí giữ chân một khách hàng. Do đó, đối với các thương hiệu việc giữ chân khách hàng hiện tại và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều đặc biệt quan trọng.
Gamification Hoạt Động Trên Nhiều Nền Tảng
Lợi ích khác của gamification là tính linh hoạt, có thể điều chỉnh cho cả người dùng di động và máy tính để bàn. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu và cải thiện hiệu suất tiếp thị của bạn.
Thu thập Dữ liệu Khách Hàng Dễ Dàng
Gamification có thể giúp bạn thu thập thông tin mà không vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Bằng cách khích lệ khách truy cập tham gia trò chơi trên trang web của bạn để nhận các phần thưởng như tên trên bảng xếp hạng hoặc huy hiệu, bạn có thể thu thập dữ liệu một cách minh bạch và hiệu quả.
Dữ liệu này sau đó có thể được áp dụng vào chiến lược tiếp thị và kinh doanh sau này.
Gamification trong Digital Marketing: Tương lai của dữ liệu người dùng?
Chi phí thấp
Nếu bạn đang muốn tiếp thị sản phẩm với nguồn ngân sách hạn chế, gamification là một lựa chọn hiệu quả về chi phí.
Dù có ngân sách có giới hạn hay không, bạn có thể tận dụng gamification để phát triển doanh nghiệp mà không cần phải bỏ ra nhiều tiền và thời gian như các chiến dịch marketing truyền thống.
Với TOP GROUP, bạn có thể dễ dàng tích hợp gamification vào trang web của mình trong thời gian ngắn mà không cần kiến thức về lập trình.
Chiến Dịch Gamify Không Bị Chặn Bởi AdBlockers
Theo Statista, vào năm 2023, khoảng 42.7% người dùng internet đã sử dụng các ứng dụng AdBlockers để chặn các pop-up quảng cáo.
Nhưng với gamificaiton thì không!
Điều này đồng nghĩa rằng doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn người dùng mà không gặp sự cản trở từ các ứng dụng chặn quảng cáo. Do đó, đừng ngần ngại thêm gamification vào chiến lược marketing của bạn
Làm sao tối ưu hiệu quả gamification trong marketing
Hãy làm mọi thứ đơn giản
Đừng làm cho khán giả của bạn phải mất quá nhiều thời gian để hiểu cách hoạt động của trò chơi. Điều này có thể khiến khách hàng chán và bỏ đi.
Do đó, hãy giữ thiết kế gamification càng đơn giản càng tốt.
Thậm chí, hãy học từ những nhà phát triển trò chơi, và chỉ thêm tính năng phức tạp sau khi người dùng để quen với phiên bản cơ bản của trò chơi.
Hiểu Rõ Đối Tượng Mục Tiêu
Đặt các câu hỏi như "điều gì sẽ thu hút đối tượng mục tiêu?", "khách hàng thích điều gì?"
Những yếu tố như nhân khẩu, tâm lý, hành vi đóng vai trò quan trọng khi thực hiện gamification trong marketing.
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra cách triển khai gamification phù hợp nhất, qua đó thúc đẩy tương tác và tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng cũng sẽ tăng lên.
Tặng Thưởng
Hãy đảm bảo rằng phần thưởng bạn chọn đủ hấp dẫn để khách hàng mục tiêu sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực tham gia vào trò chơi. Các loại phần thưởng bạn có thể chọn bao gồm:
Voucher.
Mã giảm giá.
Sản phẩm hoặc hiện vật.
Tuy nhiên có một số lưu ý khi chọn phần thưởng cho chiến dịch game hóa:
- Phần thưởng cần phải thiết thực.
- Thể lệ nhận quà phải rõ ràng và minh bạch.
- Nên bao gồm voucher hoặc mã giảm giá trong phần thưởng.
- Tránh chọn phần thưởng có giá trị quá cao để không làm cho khách hàng cảm thấy chương trình đang thực hiện các “chiêu trò” marketing.
Khuyến Khích Mời Bạn Bè Tham Gia
Bằng cách kêu gọi người chơi chia sẻ game lên mạng xã hội, gửi cho bạn bè qua ứng dụng nhắn tin, hay mời thêm bạn bè tham gia game để nhận thêm lượt chơi, thương hiệu có thể thu hút một lượng lớn khách hàng mà không cần chi thêm cho các quảng cáo trả phí hay sản xuất các TVC đắt đỏ.
Kết luận
Trong thời đại 4.0, chiến lược gamification ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn bao giờ hết vì những lợi ích tuyệt vời mà cách thức này mang lại.
Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của Gamification và các lưu ý khi triển khai một chiến dịch gamificaiton marketing.
Tại TOP Group, tụi mình đã áp dụng chiến lược này cho các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng, mang đến những thành công hiệu quả, thậm chí trong giao diện trải nghiệm người dùng của ứng dụng mà tụi mình đã xây dựng cho khách hàng.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, tụi mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
132 views
Bài viết phổ biến
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.