Tại sao quảng cáo cần sáng tạo?
views
“Cái này nhiều brand làm rồi em. Anh cần nó CREATIVE hơn nữa!”
“Ai-đia này anh thấy ở đâu rồi, em có ai-đia nào khác không?”
“Ai-đia okay, NHƯNG đặt tên đối thủ vào cũng được mà!”
“Anh thấy ý tưởng này mới, nhưng anh cần nó mới hơn nữa”
Và “hằng hà vô số” feedback tương tự khi bạn trình bày ý tưởng quảng cáo của mình với CD (giám đốc sáng tạo) hay client. Vào thời điểm bí bách idea, có bao giờ bạn thắc mắc Tại sao quảng cáo phải cần sáng tạo? Yếu tố nào đánh giá 01 creative idea? Cùng TOP giải đáp những câu hỏi trên trong blog hôm nay nhé!
1. CREATIVE IDEA LÀ GÌ?
Giới agency có nhiều thuật ngữ “ngành” ám chỉ cho ý tưởng sáng tạo: creative idea, big idea, concept, big umbrella,...
THẾ NHƯNG, cốt lõi những thuật ngữ trên chính là CREATIVE SOLUTION.
CREATIVE SOLUTION là giải pháp sáng tạo để biến những điều mà thương hiệu muốn nói thành những điều mà người tiêu dùng muốn nghe. Đây chính là điểm mấu chốt của một creative idea thành công.
Dù ở cấp bậc nào, các creatives phải luôn tìm cách "nói sao cho nhói". Người tiêu dùng được ví như con mồi, người làm quảng cáo là thợ săn, và quảng cáo chính là mũi tên được bắn đi. Vì vậy, việc tìm ra ý tưởng sáng tạo chính là tìm mũi tên "chạm" one shot để đánh cắp trái tim của khách hàng trong lần đầu tiên nhìn thấy như thần tình yêu cupid.
Ý tưởng sáng tạo thông thường là ý tưởng thể hiện gián tiếp. Thế nên, ý tưởng sáng tạo hơn nhau ở việc được thể hiện sự gián tiếp một cách “trực tiếp” tới mức nào.
Làm sao để nói OMO là bột giặt số 1 thế giới?
Thay vì hô hào “CHÚNG TÔI LÀ BỘT GIẶT SỐ 1 THẾ GIỚI” một cách sáo rỗng, OMO thể hiện gián tiếp điều đó thông qua cảm ơn các brands đã giúp mình bán được bột giặt.
Làm sao khuyến khích mọi người nhường ghế cho phụ nữ mang thai?
2. TẠI SAO QUẢNG CÁO CẦN CREATIVE?
Trước khi đi tìm lý do vì sao quảng cáo cần sáng tạo, hãy cùng điểm lại các bộ phận và quy trình làm việc của một agency quảng cáo.
Account nhận brief từ client, chuyển về cho strategic planner phát triển thành một strategic plan rồi đưa cho bộ phận creative. Creative tổ chức brainstorm, lên ý tưởng nhằm tìm lời giải cho vấn đề của khách hàng bằng bản đề xuất giải pháp (proposal). Nếu pitching thành công, bộ phận production sẽ “vào cuộc” và biến các ý tưởng trên laptop thành hiện thực.
Từ đó ta thấy, một ý tưởng hay đóng vai trò nền tảng của mọi chiến dịch thành công. Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhãn hàng thường bắt tay Agency nhằm tìm kiếm ý tưởng mới lạ, sáng tạo cho chiến dịch quảng cáo. Vậy tại sao quảng cáo luôn cần phải sáng tạo?
Thứ nhất, sáng tạo giúp quảng cáo nổi bật giữa đám đông
Theo ước tính năm 2021 trung bình một người sẽ tiếp xúc từ 6.000 đến 10.000 quảng cáo mỗi ngày.
Thế nhưng một sự thật đáng buồn cho những con dân agency là người (thường) không quan tâm quảng cáo, thậm chí cảm thấy phiền phức. Nên các creatives phải luôn “nở não” để giúp thương hiệu nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Thứ hai, xây dựng mối liên kết cảm xúc với khách hàng
Con người đánh giá bằng lý trí, và quyết định mua hàng bằng cụm từ gọi là “phi lí trí”. Một nghiên cứu từ Đại học Harvard đã xác định rằng 95% quyết định mua hàng là vô thức. Do đó, khi quảng cáo một sản phẩm, tốt nhất là nhắm vào phần tiềm thức (subconscious mind) của người tiêu dùng.
Vậy nên, khi thương hiệu tìm ra những cách một tiếp cận mới, khác biệt nhằm chạm đến tiềm thức sâu thẳm bên trong của khách hàng, qua đó giúp sản phẩm/ dịch vụ nổi bật trong tâm trí của nhóm khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, tối đa hiệu quả về chi phí
Theo Nielsen Catalina Solutions, ý tưởng sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy doanh số. Có đến 47% người dùng cho biết chất lượng quảng cáo và nội dung 'sáng tạo' là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định tương tác với quảng cáo của một thương hiệu.
3. YẾU TỐ NÀO ĐÁNH GIÁ MỘT CREATIVE IDEA?
Thứ nhất một creative idea, cần MỚI LẠ để thu hút.
Tính mới lạ là trọng tâm của sáng tạo. Chính những yếu tố bất ngờ, ngạc nhiên trong quảng cáo giúp thu hút sự chú ý của con người và biến thông điệp trở nên nổi bật hơn so với những mẫu quảng cáo thông thường.
Thứ hai, creative idea phải HỢP LÝ để chinh phục.
Quảng cáo không phải là một loại hình “nghệ thuật". Mục tiêu cơ bản của quảng cáo là thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới… Do đó, quảng cáo phải phù hợp, bám vào thực tế đời sống và có ý nghĩa hoặc giá trị đối với khách hàng mục tiêu. Tóm lại, quảng cáo phải liên quan, tiếp cận trực diện vào cảm xúc và phù hợp với nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.
Trên đây là quan điểm của con dân nhỏ bé “creative content” của TOP xoay quanh đơn thuần về Creative idea. Một idea mới lạ, logic là nền tảng cho mọi chiến dịch thành công. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ với TOP GROUP qua hello@wearetopgroup,com.
Tiếp cận khách hàng gen Z bằng Influencer Marketing - có "dễ ăn" như ngày đầu?
Website vài triệu và Website trăm triệu - “Đắt sẽ xắt ra miếng”?
MUSIC MARKETING: 3 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ
746 views
Trending Post
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.