Mùa lễ hội đến gần: Khi các chiến dịch Seasonal Marketing của các nhãn hàng nở rộ
views
Vào mùa lễ hội cuối năm, có lẽ chúng ta đã quá quen với những chương trình giảm giá cực khủng hoặc những bao bì sản phẩm với thiết kế phù hợp theo mùa của các thương hiệu.
Tuy nhiên, Seasonal marketing không chỉ là một chiến dịch “bắt trend”, gói gọn trong trang trí lại cửa hàng, thay đổi bao bì hay những chương trình giảm giá mà chúng còn nhiều hơn bạn nghĩ đấy!
Seasonal Marketing Là Gì?
Seasonal marketing, hay còn gọi là marketing theo mùa, là một phần của chiến lược social media marketing với hình thức marketing chú trọng vào việc tạo những chiến dịch quảng bá theo từng mùa trong năm.
Nổi bật nhất trong Seasonal marketing chính là Festive advertising (hay còn gọi là occasion-based advertising). Festive advertising được bắt đầu vào thời điểm khách hàng ưu tiên chi tiêu nhất trong năm, thường vào các sự kiện giảm giá (11/11, 12/12, Black Friday…) hay tặng quà (Tết, Lễ Tạ Ơn,...) để kích cầu mua sắm.
Các hoạt động thường thấy của Seasonal marketing campaign
Seasonal marketing thường được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo đặc biệt dành cho riêng mùa đó, mang những ý nghĩa và hiệu quả khác nhau.
1. Chiến dịch quảng cáo
Không khó để nhận ra vào những mùa trong năm, các nhãn hàng thường tung ra các chiến dịch quảng cáo hay TVC phù hợp với thời điểm đó. Điển hình như mùa Giáng sinh và Tết Nguyên Đán năm nay, rất nhiều nhãn hàng đã tung quảng cáo từ đầu tháng 11 để tiếp cận người dùng từ sớm.
Nhắc đến quảng cáo dịp cuối năm, có thể chiến dịch được mong đợi nhất là của nhãn hàng Coca-Cola với những điều mới mẻ, hấp dẫn.
Bắt đầu từ năm 1995 và cho đến nay, chiến dịch quảng cáo “Holidays are Coming” luôn được xếp vào một trong những chiến dịch thành công nhất của Coca-Cola. Vào dịp Giáng sinh mỗi năm, thương hiệu nước ngọt này sẽ khởi động “Coca-Cola Christmas Truck Tour” - hành trình lái xe tải, tổ chức các hoạt động nhân đạo đến khắp các thị trấn nhỏ trên nước Anh.
Chiến dịch “Holidays are coming” đã thực sự mang đến những kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và custormer trong dịp lễ trọng đại này vì biểu tượng hình ảnh xe tải và âm thanh réo rắc hân hoan trong mỗi dịp Giáng sinh về.
Tuy nhiên, vào năm 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đối với các nước trên thế giới, Coca-Cola đã cho ra mắt chiến dịch toàn cầu “The Letter” với TVC khắc họa hành trình gian nan của người bố cố gắng chuyển lá thư của cô con gái đã viết đến với ông già Noel.
Qua “The Letter”, Coca-Cola đã làm nổi bật lên ý nghĩa: khi trải qua thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống, tình yêu thương gia đình sẽ làm xoa dịu mọi thứ. Chiến dịch đã được ra mắt hơn 90 nước trên thế giới và phát hành toàn cầu trên TV từ tháng 12.2020 và đạt được hơn 3,5 triệu lượt xem trên YouTube chỉ sau 1 tuần ra mắt.
2. Thay đổi thiết kế bao bì
Thay đổi và nâng cấp bao bì sản phẩm trong những dịp đặc biệt với số lượng giới hạn không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn khiến thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với đối thủ mà còn mang đến một lượng khách hàng trung thành với thương hiệu.
Bậc thầy về thay đổi bao bì sản phẩm trong mỗi mùa hoặc dịp lễ hội không thể thiếu tên Starbucks. Starbucks đã tận dụng insight FOMO (Fear Of Missing Out – hội chứng sợ bỏ lỡ) của người tiêu dùng rất tốt để ra mắt đồ uống giới hạn độc quyền theo từng mốc sự kiện hoặc ngày lễ quan trọng, chẳng hạn như các công thức đồ uống và bộ sưu tập bình/cốc dành riêng cho Halloween hay Giáng Sinh.
Với chất lượng và hình thức đều được trau chuốt tỉ mỉ, các ấn phẩm theo mùa của Starbucks đã khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn được trải nghiệm trước thời hạn event chấm dứt. Thậm chí, khách hàng sẵn sàng xếp hàng dài từ 5h sáng để chờ mua bộ sưu tập đồ uống và quà lưu niệm trong những dịp này cũng là hiện tượng khá bình thường với nhãn hàng này.
3. Pop-up store
Nhiều nhà bán lẻ sử dụng cửa hàng pop-up để thu hút khách hàng và tạo tiếng vang cho thương hiệu của họ trong một thời gian giới hạn.
Các cửa hàng này thường kích thích sự tò mò và mong muốn mua sắm của khách hàng dựa trên quỹ thời gian eo hẹp và các yếu tố bất ngờ như địa điểm và hàng hóa.
Vào tháng 7/2020, thương hiệu Muji đã mở cửa hàng pop-up với mức giá ưu đãi cho sản phẩm tại Parkson Lê Thánh Tôn. Thương hiệu đến từ Nhật Bản cũng đã từng mở nhiều cửa hàng pop-up tại nhiều nơi trên thế giới.
Tương tự với pop-up store chính là các trang web flash sales trực tuyến. Sự bùng nổ của ecommerce trong thời điểm work-from-home đã thúc đẩy sự phát triển của mô hình này với các chiến dịch Mega Sale của các sàn thương mại điện tử.
Trong chiến dịch 11/11 năm 2021, Shopee đã bán hơn 2 tỷ sản phẩm so với ngày thường, doanh thu của Lazada tăng gấp 2 lần trên LazMall hay doanh thu và số đơn đặt hàng trên toàn sàn Tiki tăng gần gấp 2 lần.
Tổng kết
Trong tương lai, Seasonal marketing được dự đoán sẽ phát triển hơn nữa khi các nhà bán lẻ và thương mại điện tử đều muốn kích cầu tiêu dùng đặc biệt là trong mùa lễ hội và mua sắm cuối năm. Cùng chờ đón xem trong năm nay, các thương hiệu sẽ cho ra mắt những chiến dịch nào hay ho nhé!
Nếu bạn cần tư vấn thêm, chúng mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:
Mùa lễ hội đến gần: Khi các chiến dịch Seasonal Marketing của các nhãn hàng nở rộ
[CASE STUDY] #ShareAWhiteChristmas: Chiến dịch giúp Coca-Cola tăng 2% doanh thu vào dịp Giáng Sinh
Tái nhận diện thương hiệu (Rebranding) - thay áo mới hay thật sự nâng cấp cho thương hiệu?
Trending Post
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.