
Gamification trong Digital Marketing: Tương lai của dữ liệu người dùng?
views
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, gamification đã trở thành một yếu tố quan trọng để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu, mở ra cánh của tiềm năng cho việc thu thập và phân tích dữ liệu người dùng.Hãy cùng Top Group khám phá cách gamification không chỉ làm thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, mà còn tạo ra một bước tiến mới cho việc thu thập, phân tích và ứng dụng dữ liệu người dùng để định hình chiến lược marketing trong tương lai.
Gamification trong digital marketing: chiến lược tâm lý giúp tăng ROI cho doanh nghiệp
Gamification (trò chơi hóa) là việc sử dụng các yếu tố trò chơi vào chiến lược kinh doanh và tiếp thị.
Bằng cách khai thác tâm lý của con người khi chơi game, nhiệm vụ chính của game hóa là giữ chân người dùng tương tác với nhãn hàng càng lâu càng tốt.
Một ví dụ quen thuộc của gamification chính là tích tem đổi quà. Tích đủ 10 tem sẽ nhận được phần quà miễn phí. Thủ thuật này được áp dụng rộng rãi ở các shop quần áo, quán cà phê,...
Gamification trong digital marketing được thể hiện qua các bảng xếp hạng, thanh tiến trình, điểm thưởng…. Chính những “chiêu trò” này đã kích hoạt bản năng tự nhiên của con người: tò mò, khám phá và cạnh tranh.
Thế nhưng, tác dụng của gamification trong marketing chưa dừng lại ở đó.
Theo khảo sát của Hilarious trên 2.000 công ty hàng đầu thế giới, các thương hiệu kết hợp game hóa vào chiến lược tương tác với khách hàng của họ đã thấy mức độ tương tác tăng 47%, mức độ trung thành với thương hiệu tăng 22% và nhận thức về thương hiệu tăng 15%.
Rõ ràng đây là những nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp.
Đơn cử như hãng xe Ford thu về hơn 8 triệu đô la doanh số bán xe, tăng 600% lượt thích trên Facebook với “Ford Escape Route” game.
Hay trò chơi "Pizza Hero" của Domino's giúp hãng tăng doanh số bán hàng lên 30% chỉ bằng cách cho phép khách hàng tạo pizza riêng của họ!
Tại Việt Nam. Shopee Games cũng là hình thức shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) có yếu tố game hóa.
*Shoppertainment là hình thức kết hợp giữa mua sắm (shopping) và giải trí (entertainment) nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị, thu hút người tiêu dùng thương tác với thương hiệu nhiều hơn và mua hàng nhanh chóng.
Thay vì chỉ đơn thuần là shopping online, gamification tạo ra đa dạng trò chơi hấp dẫn, kích thích người tiêu dùng thu thập Shopee Coin để đổi quà, vòng quay may mắn, săn deal, flash sale,...
Mối liên hệ giữa gamification, marketing và dữ liệu người dùng
Không dừng lại ở việc tạo tương tác, gamification còn thúc đẩy một cuộc cách mạng dữ liệu người dùng. Chỉ cần hoàn thành cửa sổ đăng nhập, người dùng đã “tự nguyện” cung cấp thông tin cá nhân cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, mỗi hoạt động, lựa chọn và thành tích của người dùng trong game đều được lưu trữ trong hệ thống quản lý. Nguồn dữ liệu này chứa đựng thông tin quý báu về sở thích, hành vi và động cơ của người dùng.
Bằng cách phân tích và áp dụng thông tin này, thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và tạo ra các chiến lược Marketing cá nhân hoá (Personalized marketing).
Bài toán quản lý và bảo mật thông tin
Với lượng lớn dữ liệu có được từ hoạt động game hóa, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là xử lý lượng thông tin này như thế nào? Từ việc phải đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu cho đến việc tạo sự minh bạch và đồng thuận từ phía người dùng.
Thông tin khách hàng phục vụ cho tiến trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng vì lợi ích của nguồn dữ liệu này mà tình trạng đánh cắp, rao bán dữ liệu cá nhân trên mạng đã và đang diễn ra ngày càng táo bạo và quy mô hơn bao giờ hết.
Thách Thức và Tiềm Năng Tương Lai
Như đã nói bên trên, điều quan trọng là đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng. Việc người dùng biết rõ về việc họ tham gia vào các hoạt động gamified và cách dữ liệu của họ sẽ được sử dụng là điều cực kỳ quan trọng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng đang được quan tâm rộng rãi.
Một yếu tố cần cân nhắc khi triển khai chiến lược gamification chính là sự bão hòa. Với sự phổ biến ngày càng tăng của gamification, thì các cuộc thi, thử thách đều “ná ná” nhau . Để nổi bật, việc phát triển trải nghiệm game hóa mới mẻ và sáng tạo là chìa khóa để gây hứng thú cho người dùng
Như vậy, gamification không chỉ là việc tạo sự hứng thú mà còn là công cụ marketing hữu hiệu trong thế giới digital. Trò chơi hóa mở ra cánh cửa tương tác sâu hơn và cơ hội khai thác dữ liệu người dùng cho doanh nghiệp. Tương lai của gamification không chỉ là tạo tương tác, mà còn là kết nối chặt chẽ hơn và tận dụng thông tin để tạo ra những chiến lược marketing dài hạn.
Một số ví dụ điển hình về ứng dụng Gamification vào hoạt động marketing
VIBE CITY - Ngân Hàng VIB
Thành phố VIBE CITY là “cú bắt tay” giữa TOP GROUP và Ngân hàng Quốc Tế VIB - một đại khu giải trí với nhiều khu vực hấp dẫn như Happy Zone với game “Đua thử - Trúng thật”, Fantastic Zone “vòng quay may mắn” với nhiều giải thưởng có giá trị như máy massage, đồ điện gia dụng, e-voucher mua sắm du lịch.. Thông qua các điểm chạm trên website, người tham gia vừa được giải trí, vừa rinh về các phần quà tặng giá trị.
Ấp ủ ý tưởng về một dự án sáng tạo và nhân văn cho trẻ em Việt Nam, đầu năm 2021, Nutifood đã sáng tạo nên một thế giới mới lạ, độc đáo và đầy sắc màu - Nuvi World, mở ra một xứ sở huyền bí nhiệm màu, nơi các bé sẽ được thỏa trí sáng tạo, dấn thân vào cuộc hành trình li kì và có cơ hội rinh về vô vàn phần quà hấp dẫn.
Tại TOP Group, chúng tôi đã áp dụng chiến lược Gamification cho các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng, mang đến những thành công hiệu quả, thậm chí trong giao diện trải nghiệm người dùng của ứng dụng mà tụi mình đã xây dựng cho khách hàng.
462 views
Bài viết phổ biến
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.