Khi ngân hàng bất ngờ "góp vui" vào xu hướng Gamification
views
Gamification là từ khoá đã và đang trở thành “buzz-words” trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ marketing, sản xuất, thương mại, giáo dục đến quản trị và điều hành một doanh nghiệp. Tuy nhiên gần đây, “trò chơi hóa” đã trở thành xu hướng đối với ngành tài chính - ngân hàng, giúp trẻ hóa ngành hàng vốn được xem khá khô khan và khó tiếp cận.
Buzz-words: Gamification?
Gamification là việc áp dụng các yếu tố nguyên tắc và thiết kế trong trò chơi như cách chơi, luật chơi, bảng xếp hạng, phần thưởng,... vào website, ứng dụng, email và chiến dịch social media giúp marketing trở nên sáng tạo, trẻ trung và thân thiện hơn với khách hàng. Từ đó, chiến dịch có thể tối ưu được tương tác và gia tăng chuyển đổi các khách hàng tiềm năng.
Xu hướng “trò chơi hóa” (sau đây sẽ gọi là “game hoá”) được tích hợp phổ biến trong sản phẩm digital như ví điện tử, các ứng dụng E-com, giáo dục, phần mềm quản trị...
Kết nối doanh nghiệp với khách hàng bằng Gamification Marketing. Why not?
Gần đây các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng bắt đầu góp mặt vào sân chơi gamification marketing vì nó có thể thúc đẩy tâm lý cạnh tranh và khao khát chiến thắng của người tham gia. Ngoài ra, giữa thị trường đầy tính cạnh tranh, các “nhà băng” liên tục chiêu đãi khách hàng với các sản phẩm dịch vụ mới.
Theo báo cáo, có đến 55% dân số Việt Nam là thế hệ Gen Millennials và Gen Z. Vì thế, game hoá là cách tiếp cận mới mẻ và khôn ngoan đối với tệp khách hàng trẻ tuổi khi họ đang và sẽ là người tiềm năng đưa các quyết định tài chính của mình.
Việc áp dụng gamification vào chiến dịch quảng bá thương hiệu là đòn bẩy giúp thu hút tệp khách hàng tiềm năng, thu thập lượng data leads lớn để từ đó nuôi dưỡng và phục vụ cho các mục tiêu trung hạn & dài hạn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hoạt động game hóa còn giúp khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm mới về sản phẩm, dịch vụ mà vẫn giảm bớt tính thương mại trong các chiến dịch tiếp thị quảng bá, rút ngắn khoảng cách giữa thương hiệu với khách hàng, qua đó dần dần xây dựng niềm cảm mến của khách hàng với doanh nghiệp.
VIB tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu xu thế thẻ qua chiến lược gamification “Đua thử - Trúng thật”
Thời gian gần đây, Ngân hàng quốc tế Việt Nam VIB liên tục phủ sóng trên các nền tảng xã hội thông qua các chiến lược tiếp thị thông minh và sáng tạo nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ. Từ thành công của MV music marketing “Trải Trái Trải Phải” đến việc nắm bắt thời cơ “vàng” mùa giải bóng AFF Suzuki Cup, tạo cơ hội ra mắt chiến dịch quảng bá thẻ tín dụng Online Plus. Hay gần đây nhất là đồng hành với chương trình The Masked Singer Vietnam với vai trò nhà tài trợ kim cương, phục vụ cho chiến lược tạo độ nhận diện cho dòng thẻ thanh toán VIB Online Plus 2in1 tích hợp cả debit và credit, qua đó giúp gia tăng số lượng thẻ phát hành.
VIB x T.O.P Group
Với tagline “Dẫn đầu xu thế thẻ” sau một khoảng thời gian đã ra mắt các dòng thẻ tín dụng với nhiều tiện ích & phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, “đế chế” về xu thế thẻ đã tận dụng gamification để phục vụ riêng cho cộng đồng các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của mình. Tiếp tục nâng cao hình ảnh truyền thông nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng, mới đây VIB đã bắt tay với công ty cung cấp giải pháp sáng tạo Top Group (hay còn gọi là DIGITOP) xây dựng một hệ sinh thái VIBE CITY, thành phố tương lai dành riêng cho các chủ thẻ tín dụng VIB.
VIBE CITY không chỉ là một thành phố tương lai công nghệ đột phá, một miền đất hứa, mà còn mang đến cho người dùng những trải nghiệm qua nhiều cung bậc cảm xúc với các trò chơi hấp dẫn. Không những thế, đây còn là nơi xuất thân của chuyên gia tài chính ảo Vie người sẽ mang đến những điều kỳ diệu & những giá trị không tưởng, được sáng tạo bởi VIB. Tại VIBE CITY, khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều khu vực (zone) khác nhau. Mỗi khu vực là một minigame với nhiều phần quà giá trị.
Thành phố VIBE CITY của VIB là một đại khu giải trí với nhiều khu vực hấp dẫn như Happy Zone với game “Đua thử - Trúng thật”, Fantastic Zone “vòng quay may mắn” và có cả cộng đồng Friend Zone để những người tham gia có thể trao đổi các mảnh ghép đạt được. Nhiệm vụ của người chơi là truy tìm các instant gift (e-voucher di chuyển, ăn uống, mua sắm, giải trí) & vé tham dự vòng quay may mắn trong Happy Zonne. Khi có vé tham dự vòng quay tại Fantastic Zone khách hàng sẽ có nhiều cơ hội trúng các giải thưởng có giá trị như máy massage, đồ điện gia dụng, e-voucher mua sắm du lịch. Để gia tăng khả năng trao đổi và trúng phần quà độc đắc (xe máy Vespa) Friend Zone là nơi người chơi có thể trao đổi các mảnh ghép với nhau trong cộng đồng. Thông qua các điểm chạm trên website, người tham gia vừa được giải trí, vừa rinh về các phần quà tặng giá trị.
Đồng hành cùng VIB với nền tảng “trò chơi hóa” lần này, T.O.P Group chịu trách nhiệm từ khâu lên ý tưởng, lập kế hoạch và triển khai xây dựng website. Mọi yếu tố về bố cục, màu sắc cho thiết kế UI/UX của website đều phải thể hiện được độ nhận diện thương hiệu, sự trẻ trung, năng động, dẫn đầu về công nghệ.
Trong thời đại 4.0, khi nhiều doanh nghiệp khẳng định vị thế thông qua thế mạnh công nghệ thì gamification marketing là một phương pháp tiếp cận mới và hiệu quả giúp mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Tại T.O.P Group, chúng tôi đã áp dụng không chỉ riêng về gamification mà còn nhiều chiến lược khác nhau cho các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng, sáng tạo nên giao diện những giao diện webgame đẹp mắt, gameplay hấp dẫn và đáp ứng mọi thiết bị của người dùng (desktop và mobile).
Nếu bạn cần tư vấn thêm, chúng mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:
- OOH 3D LED - “Bữa tiệc thị giác” cho biển quảng cáo trong tương lai
2055 views
Trending Post
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.