
Shoppertainment: Bước tiến mới cho thương mại điện tử
views
Sau hai năm dịch bệnh và một năm phục hồi, có thể bạn nhận ra xu hướng tiêu dùng của chính mình đã thay đổi. Chúng ta luôn muốn có những trải nghiệm mới lạ, tạo cảm hứng trên các nền tảng mạng xã hội, rồi mới quyết định mua hàng, thay vì đơn thuần là đi ra cửa hàng và chọn lựa các mặt hàng phù hợp. Và điều đó không chỉ xảy ra với bạn mà nó tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới với tên gọi: Shoppertainment.
Shoppertainment là gì?
Đúng như tên gọi, Shoppertainment là sự kết hợp giữa hai yếu tố entertainment (giải trí) và shopping (mua sắm).Theo định nghĩa trong từ điển Oxford (1990), Shoppertainment là hành động cung cấp các phương tiện giải trí bên trong hoặc bên cạnh cửa hàng bán lẻ hoặc trung tâm thương mại như một phần của chiến lượng Marketing, được thiết kế để thu hút khách hàng và kích cầu mau sắm.
Có thể thấy, sau hơn ba mươi năm xuất hiện, cụm từ “Shoppertainment” đã được áp dụng rộng rãi trên thị trường kể cả bán hàng truyền thống và thương mại điện tử, từ đó trở thành xu hướng mới khi các nền tảng phát triển nhanh và ngày càng tiệm cận với nhu cầu của người dùng.
Shoppertainment mang đến cơ hội gì cho thương hiệu?
Tăng độ nhận biết cho thương hiệu
Theo báo cáo TikTok và WARC, người tiêu dùng trên toàn cầu dành tổng cộng 200 tỷ giờ cho hoạt động giải trí và xem video ngắn, nhiều hơn 40 tỷ giờ so với các ứng dụng khác như mạng truyền thông xã hội. Với đặc trưng của Shoppertainment là thiên về tính giải trí và kết nối, vì vậy đây là cơ hội để người dùng có thể đưa ra những quyết định mua sắm cảm tính và ngoài kế hoạch.
Minh chứng rõ ràng được đề cập trong khảo sát năm 2021 của TikTok được thực hiện vào tháng 3 năm 2021 với hơn 1.800 người dùng Đông Nam Á với những số liệu cụ thể:
- 82% cho biết đã mua sản phẩm từ những thương hiệu ít khi sử dụng
- 55% người dùng đã quyết định mua hàng nằm ngoài kế hoạch.
- 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi mua sắm trên Tiktok
- Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua sắm và cảm thấy vui vẻ khi mua được món hàng gì đó
- Và cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
Từ những dữ liệu trên, có thể thấy mạng xã hội cũng như xu hướng Shoppertainment đã mang đến sự mới lạ và hứng thú hơn trong trải nghiệm mua hàng trực tuyến, biến việc mua sắm có vẻ rất cá nhân trở nên “xã hội” với sự giao lưu, chia sẻ thông tin, kết nối nhiều hơn, từ đó đã tạo nên ảnh hưởng lớn đến hành vị mua hàng của người dùng.
Cải thiện doanh thu
Báo cáo "Shoppertainment: APAC's Trillion-Dollar Opportunity" do Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) thực hiện năm 2022 cho thấy, doanh thu Shoppertainment ở 6 nước Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc là 24 tỷ USD trong năm 2022. Ước tính đến năm 2025, doanh thu Shoppertainment là 100 tỷ USD.
Theo nghiên cứu 2022 Future of Commerce study by TikTok and Boston Consulting Group (BCG) được Tiktok công bố vào tháng 08/2022, 81% người dùng TikTok tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết nội dung video đã ảnh hưởng đến việc mua sắm gần đây của họ. Cụ thể, với hơn 60 tỷ lượt xem, hashtag #TikTokMadeMeBuyIt đã giúp Maybelline Việt Nam đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng lên đến 790% cho dòng sản phẩm Superstay khi khai thác triệt để nhu cầu trải nghiệm nhu cầu trải nghiệm của người dùng
Theo Alex Vogler, Senior Director và Head of Marketing, eBusiness, P&G khu vực Châu Á, Trung Đông và Châu Phi: “Shoppertainment giờ đây đã trở thành kỳ vọng tối thiểu và cơ bản của người tiêu dùng, nhiệm vụ của các thương hiệu là khiến cho khách hàng cảm thấy vui vẻ và hứng thú trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm”.
Tăng kết nối của người dùng với thương hiệu
Xu hướng Shoppertainment không chỉ mang đến sự mới mẻ và thú vị cho trải nghiệm mua sắm mà còn tạo ra môi trường tương tác và kết nối giữa người dùng với thương hiệu.
Với việc liên tục quan sát, tổng hợp các tương tác và phản hồi của người dùng với các nội dung về sản phẩm, thương hiệu có thể thu thập dữ liệu liên quan đến nhu cầu mua hàng, nhân khẩu học từ những khách hàng tiềm năng của mình, từ đó đưa ra những cải tiến cho sản phẩm hoặc đưa ra những chiến lược truyền thông thực sự phù hợp với thị trường
Về phía người dùng, khi những ý kiến, đóng góp xây dựng được lắng nghe, những sản phẩm đưa ra sẽ phù hợp hơn, mang đến trải nghiệm tốt hơn, nhiều cảm xúc hơn khi mua sắm.
Qua những tương tác trực tiếp với thương hiệu và tham gia vào các hoạt động truyền thông, mối quan hệ giữa thương hiệu và người dùng được gần gũi và tin cậy hơn.
Bước tiến mới chỉ cần “một bước ăn ngay”?
Theo một báo cáo về xu hướng shoppertainment tại châu Á - Thái Bình Dương do TikTok và Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) thực hiện năm 2022, xu hướng Shoppertainment đang mở ra lộ trình hấp dẫn cho các thương hiệu để thu hút người tiêu dùng thông qua định dạng video và âm thanh, từ đó cung cấp nội dung mà khách hàng quan tâm. Phân tích của BCG cũng dự đoán rằng shoppertainment có thể mở ra cơ hội trị giá 1.000 tỷ USD cho các thương hiệu ở châu Á - Thái Bình Dương.
Song, cũng trong chính báo cáo này cũng cho thấy trải nghiệm quảng bá trực tuyến đã đạt đến điểm bão hòa, gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong hành trình mua hàng mua sắm. Cụ thể:
- Người dùng trì hoãn việc đưa ra quyết định:
- 26% người tiêu dùng muốn có thêm thời gian để cân nhắc mua hàng
- 46% quyết định mua hàng vào một ngày khác
- Hành trình mua sắm bị gây nhiễu bởi nhiều con đường khác nhau:
- 89% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
- 63% cần xem nội dung ít nhất 3 - 4 lần
- 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm
- Người dùng hoài nghi về thương hiệu:
- 34% người tiêu dùng hoài nghi về các nội dung thương hiệu, gây cản trở trong việc đưa ra quyết định mua hàng
Theo nghiên cứu, người dùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mong muốn các thương hiệu tập trung vào yếu tố giải trí trước khi đưa ra các thông tin vè sả phẩm cũng như kêu gọi mua hàng “quá lộ liệu”. Việc để yếu tố giải dẫn dắt người dùng sẽ giúp từ giai đoạn nhận thức đến giai đoạn chuyển đổi một cách liền mạch hơn.
Khi nắm được những thay đổi trong hành vi mua hàng của người dùng, các thương hiệu có thể thu hút tệp khách hàng tiềm năng cũng như kết nối lại với những khách hàng hiện có thông qua những nội dung mang tính giải trí cao, tạo hứng thú cho người dùng và gián tiếp quảng cáo sản phẩm
Các thương hiệu có thể triển khai những chiến lược truyền thông như Influencer Marketing hay tận dụng các hình thức mua sắm trên TV, Livestream, hay thu hút tương tác bằng gamification đan xen các yếu tố hài hước khéo léo để tạo tính giải trí và kết nối người dùng.
Bên cạnh đó, để tăng độ tin tưởng cho thương hiệu, các bài đánh giá từ các chuyên gia đáng tin cậy, các video unbox hay review sản phẩm cũng có thể tạo nên những cuộc bàn luận sôi nổi và truyền cảm hứng cho cộng đồng dùng thử sản phẩm.
Kết
Shoppertainment sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thương hiệu, cho phép “kích hoạt” lại niềm yêu thích mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lập những kế hoạch và chiến lược quảng cáo phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng để giúp thương hiệu tạo nên những trải nghiệm trực tuyến phong phú và để lại ấn tượng sâu sắc cho người tiêu dùng. Nhờ vào đó, thương hiệu sẽ không bỏ lỡ Shoppertainment và tạo nên thúc đẩy tăng trưởng.
Tại TOP Group, những chiến lược được tụi mình xây dựng trên những xu hướng mới của thị trường như Shoppertainment, social commerce, live commerce,... mang đến những hiệu quả trong doanh thu và nhận diện cho thương hiệu.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, tụi mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:
Social Commerce - Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi
Tiếp cận khách hàng gen Z bằng Influencer Marketing - có "dễ ăn" như ngày đầu?
Bài viết phổ biến
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.