
Social Commerce - Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi
views
Bạn đã bao giờ chốt đơn lúc 2h sáng sau khi lướt mạng xã hội mặc dù trước đó không có dự định sẽ mua sắm gì? Vậy có thể bạn đã rơi vào “bẫy” của Social commerce lúc nào mà không biết đấy. Vậy Social commerce là gì và làm thế nào để có thể tận dụng tối đa xu hướng này để phát triển thương hiệu và doanh nghiệp của bạn trong những năm tiếp theo?
Social commerce là gì?
Social commerce là hình thức thương mại kết hợp giữa mạng xã hội (Social Media) và thương mại điện tử (e-commerce). Cụ thể là khi các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok… trở thành phương thức để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp.
Thay vì hình thức marketing trên các trang mạng xã hội, thanh toán phí để chạy quảng cáo và kéo traffic về webssite, cửa hàng và các kênh bán hàng khác thì Social Commerce cho phép khách hàng tìm hiểu và mua sắm sản phẩm ngay trên mạng xã hội họ vẫn thường dùng. Khách hàng nhìn thấy sản phẩm của các nhãn hàng qua quảng cáo, bài viết, livestream, KOL/KOC…, chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay trong khung chat với người bán.
Social commerce đem đến điểm khác biệt gì so với ecommerce?
Tại hội thảo “Customer Centric In Social Commerce Era”, 97% Gen Z đang coi Social Marketing là nơi tham khảo thông tin sản phẩm/dịch vụ. Dựa theo Statista (2022), trung bình người Việt dành 4 tiếng 30 phút cho các nền tảng mạng xã hội. Trong đó tới gần 1/5 dân số (19%) dành tới 7 tiếng mỗi ngày để kiểm tra các tài khoản trên mạng xã hội.
Do đó Social commerce sẽ là một kênh phù hợp để doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng người dùng đông đảo và tiềm năng này để quảng bá và thúc đẩy doanh số cho sản phẩm.
Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng
Mạng xã hội giúp cho các thương hiệu trở nên thân thiện, gần gũi và dễ tiếp cận người tiêu dùng, cho phép công ty mở rộng thị trường cho sản phẩm và tiếp cận khách hàng mới.
Rất nhiều người dùng sử dụng mạng xã hội như một công cụ khám phá các sản phẩm, nguồn cảm hứng mới và các thương hiệu khác nhau. Vì vậy, thay vì chạy quảng cáo để đem người dùng ra khỏi mạng xã hội, các doanh nghiệp dần chuyển hướng sang tận dụng Social commerce để kích thích người dùng mua sắm và thúc đẩy doanh số ngay tại nơi mà người tiêu dùng dành nhiều thời gian nhất.
Xây dựng hành trình người dùng
Trong quá trình mua hàng, mỗi bước đều được thêm vào và sắp xếp tỉ mỉ để gia tăng khả năng quyết định “chốt đơn” của khách hàng.
Dễ nhận thấy, khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội càng lâu, người dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc dù trực tiếp (paid ads) hay gián tiếp (qua thảo luận, giới thiệu từ bạn bè, người quen…) đối với sản phẩm và thương hiệu. Tiếp sau đó sẽ là một trải nghiệm liền mạch từ tiếp cận sản phẩm, trải nghiệm mua sắm (reviewer) đến cung cấp các lựa chọn mua hàng trực tiếp chỉ với một cú click chuột. Người dùng có thể hoàn tất việc mua hàng của họ khi đang ở trên nền tảng, giảm thiểu khả năng nhầm lẫn, bỏ quên giỏ hàng hoặc nghiên cứu so sánh.
Trải nghiệm mua sắm mượt mà và nhanh chóng đến từ Social commerce giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, nâng cao lòng tin mua hàng, tăng tỉ lệ chuyển đổi và giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.
Cảm xúc “tạo” doanh thu
Xu hướng mua hàng của người dùng phụ thuộc phần nhiều vào cảm xúc lúc đó của họ, họ thích được kết nối, thích sự vui vẻ, và những kênh Social Commerce cho họ cảm nhận được điều này.
Các công cụ tìm kiếm như Google trước đây luôn nằm top đầu nhưng bây giờ chỉ chiếm khoảng 52%, vì người dùng đang dần chuyển sang tìm kiếm trên các thanh tìm kiếm của mạng xã hội như Facebook, TikTok… nhiều hơn. Tỉ lệ chia sẻ hình ảnh/ video của social marketing đang tăng trưởng chiếm khoảng 54 - 55%.
Người dùng có thể lên fanpage và tìm những khách hàng khác có cùng sở thích - nhu cầu và có thể đã sử dụng sản phẩm đó của thương hiệu và chia sẻ cho nhau kinh nghiệm. Như vậy, quyết định mua hàng sẽ được đưa ra dễ dàng hơn người ta sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng đối với những loại sản phẩm mà không biết đã có ai sử dụng hay trải nghiệm chưa.
Xu hướng Social commerce trong năm 2023
Vượt qua những hạn chế về trải nghiệm sản phẩm của các kênh e-Commerce, chiến lược Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) với đa dạng hoạt động từ livestream, TikTok challenge, review sản phẩm thực tế… trên các kênh Social Commerce sẽ giải được bài toán niềm tin nơi người tiêu dùng.
Short video lên ngôi
Ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề chính là điểm mạnh của dạng video ngắn. Theo xu thế hiện đại, người dùng ngày càng bận rộn và họ sẽ chuyển video hoặc không có đủ sự chú ý vào những nội dung video có nội dung dài dòng, không thu hút hay không đi thẳng vào trọng tâm. Và thời gian lý tưởng cho các video này là từ 15-30 giây, tối đa là dưới 1 phút 30 giây. Video ngắn với tính tương tác cao kết hợp với những đoạn nhạc ngắn, bắt tai chính là công thức “viral marketing” của thời điểm hiện tại.
Micro influencer - nhỏ nhưng có võ
Không có nghi ngờ gì về vô vàn lợi ích thiết thực mà Celeb, KOLs có khả năng mang lại cho branding. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ với kinh phí cho marketing chưa nhiều có thể cân nhắc lựa micro influencer nếu muốn đạt mục đích performance. Với những hình thức có tương tác thật (organic engagement), micro influencer tuy sở hữu lượng follower thấp, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) tốt.
Bên cạnh đó, vì chi phí booking các micro influencer thường ở mức trung bình thấp nên brands có cơ hội mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều influencer khác hơn.
Tăng trải nghiệm người dùng bằng Chatbots
Sử dụng chatbots là một trong những cách tận dụng Social commerce một cách tối ưu để người dùng tìm và mua sản phẩm một cách thuận tiện hơn chỉ dựa trên vài thông tin cơ bản.
Ngoài ra bạn còn có thể tạo nhiều loại chatbots cho nhiều mục đích và kịch bản khác nhau như theo dõi đơn hàng, Trả lời FAQ, hoặc tạo thêm khách hàng tiềm năng.
Kết luận
Social commerce cho phép các thương hiệu tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiếp cận người tiêu dùng ở những nơi mà họ dành nhiều thời gian nhất.
Với tốc độ phát triển nhanh như hiện tại, Social commerce đang là thị trường nhiều cơ hội cho các nhãn hàng và doanh nghiệp tận dụng tối đa sự bùng nổi của thương mại điện tử và tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy doanh số.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, chúng mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:
Mùa lễ hội đến gần: Khi các chiến dịch Seasonal Marketing của các nhãn hàng nở rộ
[CASE STUDY] #ShareAWhiteChristmas: Chiến dịch giúp Coca-Cola tăng 2% doanh thu vào dịp Giáng Sinh
Tái nhận diện thương hiệu (Rebranding) - thay áo mới hay thật sự nâng cấp cho thương hiệu?
684 views
Bài viết phổ biến
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.