
Tiềm năng ChatGPT thay thế content creator ?
views
Tròn một tháng từ thời điểm đón năm mới, ChatGPT đã thật sự “phá đảo thế giới ảo”. Người ta sục sôi vì nó, đua nhau tìm cách trải nghiệm nó. Với công cụ AI này, con người có thể thực hiện mọi yêu cầu từ giải đáp thắc mắc, làm thơ, viết đơn xin việc, giải bài tập hay thậm chí là viết luận văn hoặc xây dựng một chương trình code với độ phức tạp cao.
Tuy thông minh và nhạy bén đến vậy, liệu sự xuất hiện của ChatGPT có khả năng thay thế hoàn toàn những người phát triển và sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội (content creator) hiện nay không?
“Lai lịch” của ChatGPT có gì ấn tượng?
30/11/2022, ChatGPT ra đời do Open AI phát triển
05/12/2022, chỉ sau 5 ngày, ChatGPT đạt 1 triệu người dùng – con số khiến Netflix mất hơn 3 năm và Facebook mất gần 1 năm.
Tháng 2/2023, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng, chính thức trở thành hiện tượng toàn cầu, tất nhiên, trong đó không thể thiếu Việt Nam.
Nhiều trường Đại học, Phổ thông tại Mỹ, Úc, Pháp… ngay lập tức đưa ra các quy định cấm học sinh sử dụng ChatGPT.
Sundar Pichai, CEO cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới – Google, đồng thời đưa ra “cảnh báo đỏ” trong nội bộ công ty trước sự xuất hiện của sản phẩm từ OpenAI (Tổ chức với danh sách Founders là những cái tên – vốn chẳng xa lạ gì tại Silicon Valley: Elon Musk, Peter Thiel, Reid Hoffman…).
Có thể thấy, tất cả mọi người đều đang nói về ChatGPT với đánh giá là trí tuệ nhân tạo thông minh nhất. Không dừng lại ở đó, giới công nghệ đang dự đoán về những bước tiến lớn hơn nữa trong năm 2023 trong địa hạt trí tuệ nhân tạo nói chung và trong những dự án chat-bot-đối-thoại như ChatGPT nói riêng.
Sức mạnh thật sự của ChatGPT đến đâu?
Khả năng tra cứu thông tin
Khi tìm kiếm từ khóa trên Google, hệ thống sẽ trả lại một chuỗi kết quả gồm các trang web để chúng ta tự tìm hiểu và chắt lọc thông tin. Còn với ChatGPT, khi ta gõ câu hỏi vào thanh chat, hệ thống sẽ tự tổng hợp và đưa ra thông tin mà nó cho là chính xác nhất. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Kể cả những câu hỏi đơn giản đến phức tạp như giải phương trình, tính toán hoặc thận chí là viết code, ChatGPT đều cố gắng giải thích chi tiết từng ý một, giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn bản chất của câu hỏi.
Tuy nhiên, điểm yếu của ChatGPT là dữ liệu của chatbot này chỉ được cập nhật đến hết năm 2021. ChatGPT cũng chỉ hoạt động theo dạng ngoại tuyến (offline), tức là chúng không thể cập nhật dữ liệu thực giống như Google Assistant hay Siri.
Để khắc phục, chúng ta cần cài đặt thêm một tiện ích (extension) có tên WebChatGPT, có chức năng tìm kiếm và cập nhật dữ liệu mới nhất vào ChatGPT. Câu hỏi khi này sẽ dài hơn một chút, nhưng chatbot có thể trả lời cụ thể và chính xác hơn.
Khả năng sáng tạo nội dung
ChatGPT gây ấn tượng cho người dùng vì khả năng viết nội dung nhanh chóng và chính xác với yêu cầu của người dùng bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, tuy nhiên tốc độ trả lời tiếng Việt sẽ chậm hơn, câu trả lời cũng không sát nghĩa và đầy đủ ý như tiếng Anh.
Cách hành văn của ChatGPT cũng được đánh giá khá tốt vì khả năng diễn đạt rất rõ ý, câu văn đầy đủ chủ, vị ngữ và phù hợp với văn phong người Việt. Đây là điểm lợi thế của ChatGPT so với Google Dịch hay nhiều công cụ dịch thuật khác, vốn dịch câu theo từng từ dẫn đến sai lệch về ngữ pháp hay văn phong.
ChatGPT cũng là công cụ hữu ích với lập trình viên khi chatbot này có thể xử lý gần như hoàn hảo các đoạn code phổ biến. Với mỗi dòng code, ChatGPT sẽ phân tích từng thuộc tính, phương thức sau đó giải thích cụ thể ở phía dưới.
Điều này sẽ giúp người dùng mới, chưa có quá nhiều kiến thức về lập trình có thể học và tiếp thu một cách dễ dàng.
Vậy tiềm năng ChatGPT có khả năng thay thế content creator ?
CNET “ăn gạch” vì viết bài bằng trí tuệ nhân tạo
Đầu năm nay, giới truyền thông tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung đổ dồn sự chú ý vào CNET - một trang tin chuyên về công nghệ có trụ sở tại Mỹ.
Các bài viết sử dụng AI nay đã có thông báo ở đầu bài trên trang CNET. | Nguồn: CNET
Từ giữa quý IV năm 2022, trang tin này đã bí mật sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết bài. Những bài viết sản xuất bởi AI trên trang này có vô vàn lỗi, bao gồm cả lỗi kiến thức, lỗi logic, và lỗi đạo văn. Hệ quả của việc này là CNET phải công khai xin lỗi người đọc, đồng thời rà soát toàn bộ các bài viết của AI và tiến hành chỉnh sửa hàng loạt. Một số bài đăng thậm chí phải thực hiện lại từ đầu.
Điều không thể phủ nhận, ChatGPT sẽ là một công cụ hữu ích
Với khả năng giúp tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cung cấp thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, Chat GPT cũng như các công cụ AI sẽ mang lại những thay đổi đáng kể nhiều khía cạnh khác của xã hội, trong cả hiện tại lẫn tương lai.
Tuy nhiên, vẫn như câu nói : “Computer can’t cry!”
Mô hình ngôn ngữ AI tập trung vào việc nâng cao khả năng của nó để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và xử lý thông tin, chứ không giải quyết các trải nghiệm về cảm xúc và suy nghĩ phức tạp của con người cũng như thay thế cho khả năng sáng tạo và tư duy chiến lược của con người trong marketing.
Sự xuất hiện của AI cũng chính cơ sở để những người làm trong ngành sáng tạo cũng như những người trong ngàng marketing chú trọng hơn vào thiết kế lấy con người làm trung tâm, tạo ra những nội dung chất lượng, đánh vào cảm xúc và trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng, để xây dựng các kết nối sâu sắc và thúc đẩy tương tác thay vì những nội dụng độc hại để câu view vô bổ.
Tóm lại, với những công việc cần ít sự linh hoạt, sáng tạo, cảm xúc, ChatGPT cũng như các công cụ AI hoàn toàn có thể trở thành “đối thủ” và giải phóng sức lao động trong tương lai. Nhưng ngay cả như vậy, phần trí tuệ con người mới thật sự quan trọng để cho ra những sản phẩm sáng tạo, cảm xúc và chất lượng hơn nữa, thay vì chỉ rập khuôn theo những phương cách cũ kĩ - phải không?
Nếu bạn cần tư vấn thêm, chúng mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:
Mùa lễ hội đến gần: Khi các chiến dịch Seasonal Marketing của các nhãn hàng nở rộ
[CASE STUDY] #ShareAWhiteChristmas: Chiến dịch giúp Coca-Cola tăng 2% doanh thu vào dịp Giáng Sinh
Tái nhận diện thương hiệu (Rebranding) - thay áo mới hay thật sự nâng cấp cho thương hiệu
764 views
Bài viết phổ biến
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.